Giám Sát

Cách bảo dưỡng bê tông khi thi công đối với nhà dân dụng

Bê tông là một thành phần đóng vai trò chính trong việc nâng đỡ, chịu lực toàn công trình. Vì thế, khi thi công phải đảm bảo bê tông đạt được chất lượng cao nhất, đảm bảo an toàn cho công trình. Tuy nhiên, khi xây nhà dân dụng không phải ai cũng biết bảo dưỡng bê tông trong suốt quá trình đông cứng, hoặc vì lí do nào đó mà phải tháo dỡ cốt pha trước thời gian quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình và cả an toàn lao động.

Để đạt hiệu quả trong công tác làm bê tông, kienthucxaynha.com chia sẽ đến bạn những kiến thức cơ bản về bê tông và phương pháp đông cứng bê tông đạt hiệu suất cao nhất.

1. Quá trình bê tông đông cứng

Để bê tông trong môi trường tĩnh sau khi đổ, bê tông sẽ diễn ra quá trình thủy hóa, quá trình này giúp tăng cường độ cứng của bê tông và có xu hướng diễn ra chậm dần. Quá trình thủy hóa hoàn tất khoảng 28 ngày, lúc này cường độ cứng của bê tông đạt chất lượng ổn định.

Lưu ý:

  • Quá trình thủy hóa cần độ ẩm để phát triển, nếu bê tông mất ẩm sẽ xảy ra hiện tượng nứt.
  • Bề mặt ngoài của bê tông đã cứng, tuy nhiên bên trong vẫn đang diễn ra quá trình thủy hóa.
    Xi măng thủy hóa chậm ở nhiệt độ bình thường (20-30 độ C) và nhiệt độ trên 40 độ C thì tốc độ của quá trình này tăng lên đáng kể. 

2. Các bước bảo dưỡng bê tông

Để bảo quản bê tông hiệu quả, bạn chỉ cần tuân thủ 2 yếu tố: “Luôn giữ độ ẩm cho bê tông” và “Đảm bảo thời gian dỡ cốp pha”.

Tưới nước giữ độ ẩm cho bê tông
Tưới nước giữ độ ẩm cho bê tông

Giữ độ ẩm cho bê tông

Phương pháp đơn giản nhất là phun nước vào cốp pha gỗ.

Trong 7 ngày đầu, tưới nước định kỳ cách nhau 3-5 tiếng, ban đêm thì tưới ít nhất 1 lần.

Từ 14 – 18 ngày, ngày đêm tưới ít nhất 3 lần.

Sau khi bề mặt bê tông bắt đầu ninh kết, bạn vẫn tiếp tục giữ ẩm cho bê tông bằng cách phủ lên bê tông lớp mạt cưa, rơm rạ, bèo tây, giấy (vỏ bao xi măng), … Sau đó mới tiến hành tưới nước. Nếu trời nắng gắt thì nên phủ lớp dày để giữ ẩm và chống nắng tốt hơn.

Lưu ý:

  • Trong 1-2 ngày sau khi đổ bê tông, nếu trời mưa thì cần phải che chắn vì mưa rơi có thể gây rỗ mặt bê tông.
  • Trong 3 ngày sau khi đổ bê tông, không được để vật liệu xây dựng hoặc đi lại trên bề mặt bê tông.
  • Sử dụng tia nước nhỏ phun thường xuyên theo chu kỳ, không để sót vị trí nào thì hiệu quả hơn là dùng dòng nước ào ào
Tháo dỡ cốp pha
Tháo dỡ cốp pha

Đảm bảo thời gian dỡ cốp pha

Ở nhiệt độ bình thường (20 – 30 độ C), sau khoảng 28 ngày có thể tháo dỡ cốp pha. Lúc này cường độ cứng của bê tông đã đạt mức ổn định. Để đạt hiệu quả tốt hơn thì bạn cũng có thể để lâu hơn. Tuy nhiên, trên tế hiện nay để rút ngắn thời gian xây dựng nên đa phần đều dùng phụ gia R7 (đạt cường độ sau 7 ngày), R14 (đạt cường độ sau 14 ngày) nên thông thường sẽ bắt đầu dỡ cốt pha sau 14 ngày (vẫn giữ lại cây chống ở 1 số vị trí sàn, dầm quan trọng.

Lưu ý:

  • Bạn tuyệt đối không được tháo dỡ cốp pha trước thời gian quy định, vì lúc này bê tông chưa đủ cường độ cứng để chịu lực nên có thể sẽ đổ, sụp công trình. Gây tai nạn lao động rất nguy hiểm.
  • Nếu điều kiện bất khả kháng phải tháo cốp pha trước thời gian quy định thì phải đảo bảo phải có hệ chống đỡ cho sàn, dầm đầy đủ.

Bảo dưỡng để bê tông đạt chất lượng tuy đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng. Hi vọng những thông tin kienthucxaynha.com chia sẻ giúp công tác bê tông của bạn đạt hiệu suất tốt nhất, hạn chế tối đa các vết nứt bê tông hoặc bê tông không đạt chất lượng.

Xem thêm: Các lưu ý về vật liệu xây dựng phần thô: Cát, Đá, Xi Măng

Xem thêm: Nên ép cọc bê tông hay cọc khoan nhồi?

Tags
Hiện thêm

Mục liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close
Close