Kiến Thức ChungTổng Hợp Báo Giá

Các cách tính và báo giá xây dựng hiện nay trên thị trường

Trước khi xây dựng một căn nhà, việc quan tâm đến chi phí xây dựng căn nhà đó luôn là ưu tiên cân nhắc đối với tất cả các chủ nhà. Thế nhưng làm thế nào để dự trù được chi phí xây nhà? Các nhà thầu tính toán như thế nào để báo giá thi công cho chủ đầu tư ? Chúng tôi xin khái quát sơ về các cách tính và báo giá xây dựng hiện nay trên thị trường đối với nhà ở.

1. Bóc dự toán chi tiết

Đây là cách tính hàn lâm, hay dùng cho các công trình nhà nước vì phải thông qua nhiều bước thủ tục phức tạp và thanh tra, kiểm tra sau này. Ở cách tính này thì dựa vào bản vẽ thiết kế (phải có bản vẽ thiết kế trước), bộ phận dự toán sẽ bóc ra cụ thể bao nhiêu khối lượng vật tư và nhân công cho căn nhà chi tiết như: bao nhiêu kg sắt, đá, cát, xi măng, gạch,…, bao nhiêu nhân công cho các công tác ấy và bao nhiêu ca máy máy móc thiết bị và nhân với đơn giá cho từng hạng mục chi tiết đó.

Lập hồ dự toán xây dựng chi tiết gồm nhiều thành phần
Lập hồ dự toán xây dựng chi tiết gồm nhiều thành phần

Cách tính này chỉ phù hợp cho các dự án quy mô lớn, các công trình nhà nước, trong giai đoạn thi công – cần tính toán chính xác. Bản thân cách tính đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian phân tích, nhân lực chuyên môn chuyên biệt và chi phí thực hiện. Điều này đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu mà không phải chủ nhà nào cũng có thể hiểu và kiểm tra độ chính xác của tính toán này.

2. Bóc dự toán các hạng mục cơ bản

Cách tính này có thể xem là cách rút gọn của cách 1 nêu trên. Ở đây, không tính ra cụ thể bao nhiêu sắt, đá, xi măng…., thay vào đó: tính có tổng bao nhiêu m2 tường, bao nhiêu m3 bê tông, bao nhiêu m2 lát gạch… rồi nhân với đơn giá của từng hạng mục ấy.

Cấu trúc và thông số bóc khối lượng dự toán
Cấu trúc và thông số bóc khối lượng dự toán

Cách này tương đối phù hợp với những công trình dân dụng qui mô vừa và nhỏ, yêu cầu thi công nhanh mà không tốn quá nhiều thời gian và nhân lực cho công tác lập dự toán. Tuy nhiên, cũng như cách tính 1, cách tính này chỉ được xác lập khi có bản thiết kế chi tiết. Một nhược điểm khác, không thể chính xác và chi tiết như cách tính 1, cách tính này chỉ dựa trên các phép tính tương đối (khó có thể tính chi phí hao hụt vật tư, biến động giá…). Mà ngay cả cách đo đếm, tính toán về mặt kĩ thuật và diễn giải không phải ai cung hiểu giống nhau, đòi hỏi phải làm thêm các bước quyết toán (có chênh lệch so với dự toán) sau khi thực hiện công trình, nên dễ gây tranh cãi, không thống nhất.

Bạn không thể tính toán chi tiết đến giá cả của từng loại vật tư hay chi phí nào cần bỏ ra?
Bạn không thể tính toán chi tiết đến giá cả của từng loại vật tư hay chi phí nào cần bỏ ra?

3. Tính dựa trên tổng m2 xây dựng

Cách tính thứ 3 này là phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất. Sau khi nhìn vào bản vẽ thiết kế, theo kinh nghiệm, các nhà thầu sẽ đưa ra một đơn giá cho mỗi m2 xây dựng. Từ đó tính ra chi phí xây dựng sẽ bằng: đơn giá/m2 (1) x tổng m2 sàn xây dựng(2).

Về đơn giá/m2 (1) bạn có thể xem thêm ớ bài đơn giá xây dựng hiện nay (2020) là bao nhiêu. Và cách tính tổng m2 sàn xây dựng (2), bạn có thể xem thêm ở bài : cách tính tổng m2 sàn xây dựng.

Chi phí xây nhà = đơn giá/m2 x tổng diện tích m2 sàn xây dựng

Đây là cách tính phổ biến trong khoảng 10 năm trở lại đây. Phổ biến là vì chủ nhà dễ hiểu, dễ tính toán cho đôi bên. Chủ nhà hoàn toàn có thể dự đoán được chi phí cần phải bỏ ra thông qua một vài bước tính đơn giản. Vì vậy đây là cách tính rất phù hợp trong giai đoạn dự trù và chuẩn bị vốn xây nhà.

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp được cho quý vị có phương án phù hợp để lựa chọn đúng đắn, có được một ngôi nhà thật sự tốt.

Xem thêm: Giá phần thô nhà ở hiện nay (2020) là bao nhiêu?

Xem thêm: Tổng chi phí khi xây một ngôi nhà là bao nhiêu?

Xem thêm: Thế nào là một nhà thầu uy tín?

Tags
Hiện thêm

Mục liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close
Close