Hoàn Thiện

Gỗ công nghiệp: các loại bề mặt phủ của gỗ công nghiệp cho nội thất (Phần 3)

Nếu cốt (lõi) gỗ công nghiệp là thành phần ảnh hưởng đến độ bền của vật liệu thì có thể nói lớp phủ ván là yếu tố trực tiếp tác động về độ thẩm mỹ của sản phẩm nội thất, chính vì thế lựa chọn lớp phủ cũng rất quan trọng trong việc làm đẹp ngôi nhà. Cũng như cốt gỗ, để lựa chọn cho phù hợp thì kienthucxaynha.com chia sẽ cho bạn 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay.

1. Melamine

Lớp phủ Melamine
Lớp phủ Melamine

Đây là bề mặt nhựa tổng hợp có độ dày rất mỏng, khoảng 0,4 – 1 zem (1zem = 0,1 mm). Melamine rất đa dạng mẫu màu, trên thị trường hiện nay có hơn 100 mẫu để bạn lựa chọn.

Melamine có giá thành rất hợp lý nên được sử dụng phổ biến nhất trong nội thất văn phòng, phòng học, gia đình…

Bạn lưu ý là bề mặt của Melamine là hình ảnh của vân gỗ, không phải vân gỗ thật. Chính vì thế sẽ không có vân gỗ mà chỉ là lớp phủ hình ảnh vân gỗ. Nếu có vân thì vân này là vân giả và không khớp với vân được in trên bề mặt ván.

2. Laminate

Lớp phủ Laminate
Lớp phủ Laminate

Laminate tương tự Melamine, Laminate có độ dày 0,5 – 1 mm. Laminate có thể dán lên bề mặt gỗ uốn cong và Laminate bền hơn Melamine.

Laminate thường được dùng làm mặt bàn, ghế, tủ, ốp tường, phòng họp, …

Bề mặt Laminate vẫn là dạng phủ hình ảnh vân gỗ, và không nổi vân gỗ. Nếu nổi vân thì vân này chỉ là vân giả và không khớp với hình ảnh vân trên bề mặt ván.

3. Veneer

Lớp phủ Veneer
Lớp phủ Veneer

“Veneer lạng” là một lớp gỗ thật được cắt ra từ thân cây gỗ, dày 0,5 mm. Veneer lạng được sử dụng nhiều trong nội thất bàn, tủ, giường, ốp vách, …

Lưu ý cho bạn là bề mặt phủ Veneer là bề mặt được phủ lớp gỗ thật, sẽ có vân gỗ y hệt dùng tấm gỗ thật đem lại thẩm mỹ cao hơn. Chính vì thế giá thành của lớp phủ Veneer cũng cao hơn Melamine và Laminate.

4. Acrylic

Lớp phủ Arcrylic
Lớp phủ Arcrylic

Arcrylic là bề mặt sáng bóng, thường người ta gọi Arcrylic là mica. Lớp phủ này chỉ có màu đơn sắc, tuy nhiên màu rất sâu, đẹp và rất sáng bóng. So với melamine và laminate thì Arcrylic bóng bẩy, nhìn sang trọng nhưng dễ trầy xước hơn.

Lớp phủ Arcrylic đáp ứng được nhiều hình dạng và cũng được dùng nhiều trong nội thất tủ bếp, tủ, bàn, kệ tivi, tấm ốp trang trí.

5. UV

Lớp phủ UV
Lớp phủ UV

Bề mặt UV tương tự Arcrylic, tuy nhiên không sáng bóng bằng.

Bề mặt UV có những ưu điểm hơn Arcrylic:

  • Có màu đơn sắc và cả vân gỗ.
  • Chịu va đập và khó bị xước hơn

Tuy nhiên, đây là loại vật liệu mới nên việc sử dụng chưa quá rộng rãi. Bề mặt UV cần thiết bị tân tiến để thi công. Chính vì thế giá thành cao hơn Arcrylic.

6. Sơn bệt (Sơn PU)

Lớp phủ PU trên tấm MDF
Lớp phủ PU trên tấm MDF

Sơn bệt là phương pháp dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF. Loại lớp phủ này sẽ có màu sắc tùy ý bạn thích.

Lớp phủ sơn PU này thường được áp dụng cho showrom, phòng trẻ con, con gái, đồ nội thất thường được vẽ hình.

Kết luận, lựa chọn cốt gỗ (lõi gỗ) cho độ bền, lựa chọn mặt phủ đem lại thẩm mỹ, tùy theo sự phối màu nội thất mà bạn sẽ chọn loại bề mặt phủ phù hợp. Hi vọng thông qua 3 phần của bài viết này kienthucxaynha.com có thể giúp bạn chọn lựa được loại gỗ công nghiệp với lớp phủ phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế và độ thẩm mỹ cao cho không gian nội thất của bạn.

Bạn có thể xem lại;
Phần 1: Giới thiệu các loại lõi gỗ công nghiệp phổ biến (Phần 1)

Phần 2: So sánh đặc tính các lõi gỗ công nghiệp (Phần 2)

Xem thêm: Kinh Nghiệm Nhận Bàn Giao Căn Hộ Chung Cư từ Chủ Đầu Tư

Tags
Hiện thêm

Mục liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Close
Close