Hướng dẫn xin giấy phép xây dựng nhà dân dụng
Công trình nói chung hay nhà ở nói riêng thì được quản lý trực tiếp bởi bộ xây dựng, khi bạn muốn thay đổi kết cấu, sửa chữa hay xây mới một công trình thì điều tiên quyết trước nhất là bạn phải được được sự cho phép của bộ xây dựng (hoặc sở xây dựng) tại địa phương thông qua những giấy tờ hành chính mang tính pháp lý mà chúng ta thường gọi là giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, do chúng ta không thường xuyên tiếp xúc với những loại giấy tờ này nên đa số mọi người sẽ lúng túng và không nắm rõ được quy trình để hoàn thành thủ tục để được cấp giấy phép xây dựng. Những khó khăn đó gây tổn thất về thời gian, làm cho việc thi công chậm trễ, không đúng tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch và tài chính của chính bạn…
Để thuận tiện cho việc xin giấy phép xây dựng, hạn chế những vấn đề trên, kienthucxaynha.com sẽ giúp bạn nắm rõ được quy trình của việc xin giấy phép xây dựng để việc khởi công công trình được diễn ra suông sẻ, đúng tiến độ.
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ (áp dụng cho xây dựng nhà ở riêng lẻ, các hình thức công trình khác và sửa chữa nhà bạn tham khảo thêm ở Thông Tư 15/2016/BXD)
Đây là bước quan trọng nhất, để đỡ mất thời gian thì bạn nên thực hiện bước này thật kỹ. Bạn cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (mẫu đơn đính kèm ở dưới)
- Bản sao có công chứng của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (sổ hồng) hoặc “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (sổ đỏ).
- 2 Bản sao của bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt
- 1 Bản cam kết đảm bảo an toàn cho công trình liền kề.
Ngoài ra, nếu công trình của bạn có tầng hầm thì cần bổ sung thêm “bản sao của văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng”
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nếu công trình của bạn nằm trong quận, huyện thì hồ sơ xin phép xây dựng sẽ được nộp cho Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Nếu công trình xây dựng nằm ở nông thôn, thuộc quản lý hành chính xã thì sẽ nộp hồ sơ xin phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân xã.
Bước 3: Chờ phê duyệt
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ của bạn đầy đủ, không có sai sót gì thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng ghi biên nhận và giấy hẹn ngày khảo sát thực địa.
Giấy phép xây dựng sẽ được cấp cho sau 7 ngày tính từ ngày ghi biên nhận hồ sơ. Nếu sau 7 ngày bạn vẫn chưa nhận thông báo gì thì bạn hoàn toàn được quyền khởi công xây dựng theo hồ sơ thiết bạn đã nộp.
Trường hợp 2: Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì sẽ được cơ quan cấp giấy phép xây dựng hướng dẫn bổ sung những giấy tờ, nội dung còn thiếu. Lúc này bạn phải quay lại thực hiện bước 1.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ phát thông báo cho bạn bổ sung hồ sơ trong vòng 5 ngày. Sau 5 ngày, nếu chưa bổ sung thì bạn sẽ nhận được thông báo bố sung lần 2 trong vòng 3 ngày tiếp theo. Nếu trong vòng 3 ngày đó bạn vẫn không bổ sung để hoàn tất hồ sơ thì cơ quan cấp phép sẽ phát thông báo cho bạn về lý do không cấp phép
Bước 4: Nhận giấy phép xây dựng
Tới bước này thì bạn chỉ việc lên Ủy ban nhân dân nhận giấy phép xây dựng và thanh toán lệ phí còn lại.
Lệ phí trung bình giao động từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng cho khoảng 100 m2 – 400 m2
Trên đây là 4 bước để xin giấy phép xây dựng mà kienthucxaynha.com tóm tắt lại một cách đơn giản, cung cấp cho bạn thông tin dễ hiểu để bạn thuận tiện trong việc xin giấy phép xây dựng. Nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ với kienthucxaynha.com tại mục “Theo dõi”. Kienthucxaynha.com sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành việc xin giấy phép để việc khởi công công trình đúng tiến độ.
Xem thêm: Các bước cần chuẩn bị cho việc khởi công công trình
Xem thêm: Tổng chi phí khi xây một ngôi nhà là bao nhiêu?
Xem thêm: Thế nào là một nhà thầu uy tín?